Gần 400 mã "nằm sàn", VN-Index đã chạm đến 900 điểm

Thị trường tiếp tục chứng kiến lực bán ồ ạt ở tất cả các nhóm ngành, VN-Index đã phá ngưỡng hỗ trợ để chạm chân vào mốc 900 điểm, thanh khoản vẫn ở mức thấp.

Bộ Tài chính và Chính phủ gần đây đều đưa ra những giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu đồng thời tìm cách tháo gỡ khó khăn cho những doanh nghiệp gần đáo hạn trái phiếu. Thế nhưng, mặc cho những cố gắng, thị trường lại một lần nữa chứng kiến mức giảm chưa từng có.

Mở đầu phiên giao dịch ngày 15/11, VN-Index giảm hơn 14 điểm với sắc đỏ tiếp tục áp đảo, riêng rổ VN30 chỉ còn 2 cổ phiếu tăng giá, còn lại 26 cổ phiếu ghi nhận mức giảm sâu. Tuy nhiên giữa bão giảm giá, cổ phiếu VIC tiếp tục tăng tới 4,4% tại mức giá 57.400 đồng/cổ phiếu.

Thị trường chỉ có một trạng thái là giảm và càng giảm sâu hơn nữa. Tạm dừng phiên giao dịch, VN-Index về lại nhúng sâu xuống mốc 915,93 điểm, giảm 25,11 điểm, tương đương 2,67%. Toàn sàn có 35 mã tăng, 416 mã giảm và 162 mã giảm đến kịch sàn . HNX-Index giảm 6,82 điểm, tương đương 3,72% xuống 176,63 điểm, UPCoM-Index giảm 2,93 điểm, tương đương 4,39% xuống 63,88 điểm.

anh-man-hinh-2022-11-15-luc-161200-1668506466.png

Diễn biến chỉ số VN-Index ngày 15/11 (Nguồn: VDSC).

Sang tới phiên chiều, thị trường lần nữa chứng kiến sự phá ngưỡng hỗ trợ một lần nữa, VN-Index có thời điểm chạm mốc 900,46 điểm, toàn bộ nhóm ngành đều chứng kiến mức giảm sâu đến hơn 6%, thanh khoản thị trường cũng “nhỏ giọt” với 7.300 tỷ đồng giao dịch trên HoSE, sắc xanh lơ bao trùm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/11, VN-Index giảm 29,14 điểm, tương đương 3,1% xuống 911,9 điểm. Toàn sàn chỉ có 43 mã tăng, còn lại 429 mã giảm, trong đó 199 mã giảm kịch biên độ.

HNX-Index giảm 7,67 điểm xuống 175,78 điểm. Toàn sàn có 26 mã tăng, 182 mã giảm và 19 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 3,51 điểm xuống 63,3 điểm. Riêng rổ VN30 ghi nhận 26 mã giảm, 4 mã giữ được sắc xanh.

Ngành ngân hàng tuy giảm 3,62% nhưng lại tác động mạnh nhất tới thị trường với BID, VPB, MBB, BVH, EIB, SHB, LPB đều giảm đến mức kịch sàn, ngoài TPB giữa được sắc xanh duy nhất, toàn ngành chứng kiến một màu đỏ đậm dù gần đây các CTCK đều khuyến nghị nhà đầu tư nên quan tâm nhóm này.

Tác động kế đến chính là MWG, VGC và FRT với vốn hoá cực lớn trên thị trường, cả 3 mã cổ phiếu đều giảm đến kịch sàn dù kết quả kinh doanh quý 3 vừa qua của nhóm bán lẻ đều rất tốt, mức tăng trưởng dương.

Đà bán lan sang cả nhóm chứng khoán với mức giảm của ngành này lên đến 5,47%, cùng hơn nửa số mã giảm hết biên độ, điển hình như FTS, VCI, HCM, VIX, APS, BVS, MBS, SHS,...

anh-man-hinh-2022-11-15-luc-1612101-1668506513.png

Khối ngoại tiếp tục gom cổ phiếu.

Bất động sản cùng những tin tức tiêu cực về trái phiếu gần đây đã chứng tỏ không còn sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, các cổ phiếu nhóm này vẫn duy trì mức giảm cho đến nằm sàn từ phiên này đến phiên khác. Duy chỉ có VIC, SSH, KBC phiên hôm nay giữ được sắc xanh.

Tuy nhiên, thanh khoản thị trường được cải thiện so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.322 tỷ đồng, tăng hơn …% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE cũng tăng …% lên 9.797 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 5.232 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục một phiên mua ròng với khối lượng rất lớn, giá trị mua ròng lên đến 1.176 tỷ đồng. Khối này giải ngân tận 1.491 tỷ đồng và bán ra 600 tỷ đồng. Những mã được mua mạnh bắt đáy chính là STB 143 tỷ đồng, HPG 110 tỷ đồng, SSI 76 tỷ đồng, KBC 63 tỷ đồng, GEX 48 tỷ đồng... Ngược lại những mã bị đẩy bán cắt lỗ là DXG 28 tỷ đồng, FTS 8,9 tỷ đồng, SAB 8,8 tỷ đồng,….