Lăng kính chứng khoán 8/12: Kỳ vọng nhịp điều chỉnh sẽ chững lại

Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu danh mục, có thể chốt lời với những mã đã tăng mạnh trong thời gian gần đây và quan sát chờ thời điểm giải ngân.

Lực cầu mạnh mẽ từ nhà Vingroup sau thông tin IPO tại Mỹ, đà giảm của thị trường đã được kìm lại, tuy nhiên mức thanh khoản có phần sụt giảm bởi tâm lý nhà đầu tư vẫn khá thận trọng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/12, VN-Index giảm 7,67 điểm, tương ứng 0,73% xuống 1.041,02 điểm với 101 mã tăng, 360 mã giảm và 46 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 2,87 điểm, tương ứng 1,35% xuống 209,93 điểm với 40 mã tăng, 154 mã giảm và 33 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,57 điểm, tương ứng 0,80% xuống 70,45 điểm. Chỉ số đại diện nhóm VN30 ghi nhận mức giảm 6,48 điểm với 12 mã tăng và 15 mã giảm giá.

Thanh khoản phiên hôm nay ở mức trung bình. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.184 tỷ đồng, giảm 40% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt 12.760 tỷ đồng, giảm 42% phiên trước đó. Nhóm VN30 được sang tay 6.271 tỷ đồng.

anh-man-hinh-2022-12-07-luc-205054-1670491786.png

Top cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index (Nguồn: Smart Invest).

Chỉ số có thể tiếp tục rung lắc

Chứng khoán Agriseco: Trên đồ thị kỹ thuật, mốc hỗ trợ quanh vùng 1.030 điểm (đường trung bình động MA10) vẫn được đảm bảo, cho thấy đà tăng giá trong ngắn hạn vẫn được duy trì. Tuy nhiên khối lượng giao dịch giảm mạnh gần 40% so với phiên hôm qua cho thấy lực cầu đang có dấu hiệu suy yếu.

Vì vậy, chỉ số có thể tiếp tục rung lắc và kiểm định lại đường MA50 trong các phiên sắp tới. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu danh mục, có thể chốt lời với những mã đã tăng mạnh trong thời gian gần đây và quan sát chờ thời điểm giải ngân.

Kỳ vọng nhịp điều chỉnh sẽ chững lại

Chứng khoán TPS: VN-Index tiếp tục điều chỉnh sau giai đoạn tăng nóng trước đó và tiến về quanh mức 1.030 điểm.

Tín hiệu tích cực là lực mua đã có sự xuất hiện tại hỗ trợ này khi chỉ chung rơi về đây trong phiên. Với diễn biến hiện tại, TPS kỳ vọng nhịp điều chỉnh của thị trường sẽ chững lại tại mức 1.030 điểm và chỉ số sẽ có thời gian tích lũy quanh đây trước khi bứt phá trở lại để chinh phục ngưỡng cản trên.

Xét về thanh khoản, việc khối lượng giao dịch giảm mạnh trong phiên cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng hơn sau phiên điều chỉnh mạnh trước đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh tích lũy, kịch bản dòng tiền sẽ thường được duy trì ở mức thấp khi cả bên mua và bán chưa có sự áp đảo.

Thống kê cho thấy chỉ số sẽ tăng điểm

Chứng khoán Smart Invest: Theo thống kê định lượng, với mẫu hình 7/12 thì phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index có xác suất tăng điểm là 52% và 66,67% giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Thống kê cho thấy chỉ số sẽ tăng điểm vào phiên giao dịch ngày mai. Kháng cự là 1.100 điểm. Hỗ trợ 1.020 điểm và mốc 1.000 điểm.

Tận dụng nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu danh mục

Chứng khoán Phú Hưng: Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp. Khối lượng giao dịch sụt giảm và nằm dưới mức bình quân 10 phiên, hàm ý dòng tiền đang thận trọng trở lại.

Không những vậy, chỉ số tiếp tục nằm dưới MA5, cùng với RSI đang hướng xuống dưới vùng 54, cho thấy chỉ số đang chịu áp lực điều chỉnh.

Tuy nhiên, chỉ số vẫn giữ được đóng cửa trên MA20 hướng lên, cùng với MACD vẫn nằm trên Signal duy trì tín hiệu mua ngắn hạn, cho thấy xu hướng chính trong ngắn hạn có thể vẫn là phục hồi, nhịp điều chỉnh hiện tại chỉ mang tính kỹ thuật và kéo dài khoảng 3 – 5 phiên, với hỗ trợ gần quanh vùng tâm lý 1.000 điểm.

Nhìn chung, thị trường đang nằm trong một nhịp điều chỉnh kỹ thuật kéo dài 3 tới 5 phiên. Do đó, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp điều chỉnh này để tái cơ cấu lại danh mục lướt sóng, với ưu tiên bán hạ tỉ trọng trước và chờ tín hiệu xác nhận để tái gia nhập trở lại các cổ phiếu có cơ bản tốt, đang thu hút được dòng tiền mạnh