Thanh khoản thấp kỷ lục, VN-Index giảm nhẹ 4 điểm

Thị trường dù không biến động đáng kể, nhưng dòng tiền mất hút trên thị trường với tổng giá trị khớp lệnh chỉ đạt hơn 9.000 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ 17/11/2020.

Ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 19/10, chỉ số VN-Index tăng nhẹ, sắc xanh lan toả các nhóm ngành. Tuy nhiên mức tăng không quá mạnh dẫn đến chỉ 30 phút sau, thị trường bị giảm xuống dưới mốc tham chiếu, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn tạo áp lực điều chỉnh lên thị trường, tiêu cực nhất là VCB, VHM, VIC.

Các cổ phiếu thép cũng có biến động tiêu cực khi chứng kiến sắc đỏ đồng loạt, đơn cử như HPG, HSG, NKG,…

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,85 điểm, tương ứng 0,55% xuống 1.057,81 điểm. Toàn sàn có 138 mã tăng, 234 mã giảm và 92 mã đứng giá. HNX-Index đi ngang với 0,01 điểm ở mốc 229,13 điểm. Toàn sàn có 50 mã tăng, 91 mã giảm và 39 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,12 điểm, tương ứng 0,15% lên 80,44 điểm.

anh-chup-man-hinh-2022-10-19-luc-144924-1666179133.png

Diễn biến VN-Index ngày 19/10 (Nguồn: FireAnt).

Phiên chiều ghi nhận hiện tượng nhiều cổ phiếu hưng phấn vào đầu phiên sáng nhưng bị bán ngược gần về cuối phiên, sắc đỏ bao trùm nhóm bất động sản.

Dù những phiên giao dịch tuần trước VN-Index đã có tín hiệu hồi phục rõ ràng song diễn biến tại phiên hôm nay lại chứng tỏ dòng tiền cũng vẫn còn rất yếu, cơ hội sinh lời không nhiều mà chủ yếu là các pha rung lắc đan xen và VN-Index thực tế vẫn đang đi ngang trong biên độ hẹp.

Càng về cuối phiên giao dịch, áp lực bán dần tăng và điều này khiến nhiều cổ phiếu giảm giá, VN30-Index vì vậy lao dốc xuống dưới tham chiếu hoặc chỉ tăng lẹt đẹt.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,59 điểm, tương ứng 0,34% lên 1.060,07 điểm. Toàn sàn có 144 mã tăng, 265 mã giảm và 94 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,22 điểm, tương ứng 0,53% xuống 227,9 điểm. Toàn sàn có 59 mã tăng, 106 mã giảm và 51 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,35 điểm, tương ứng 0,44% lên 80,67 điểm. Nhóm VN30 giảm 0,51% với 17 mã đỏ lửa.

Với diễn biến hồi phục dần theo thị trường chứng khoán thế giới, các nhóm ngành hầu hết đều không xê dịch nhiều

Tác động tích cực nhất đến thị trường chung là cổ phiếu BID của Ngân hàng BIDV với mức tăng 0,61% lên 33.000 đồng/cổ phiếu. Hàng loạt cổ phiếu công nghệ cũng tăng tích cực đóng góp đáng kể cho thị trường, tiêu biểu là FPT, CTR, CMG….

Cổ phiếu ngân hàng tuy rải rác vài mã giảm nhưng vẫn ghi nhận mức tăng nhẹ nhờ VCB tăng 0,3%, CTG tăng 0,87%, EIB tăng 0,14%, VIB tăng 2,26%, NVB tăng 1,81%,…

Ngược lại chiều kéo lùi góp mặt nhiều cái tên trong nhóm cổ phiếu trụ, tiêu biểu như MSN của Masan Group giảm 2,44%, VHM của Vingroup giảm 0,99%, NVL giảm 0,13%, TCB giảm 0,4%, HPG giảm 2,39%, GAS giảm 1,71%.

anh-chup-man-hinh-2022-10-19-luc-161252-1666179165.png
Ảnh: minh họa

Dòng tiền mất hút trên thị trường (Nguồn: Fiintrade).

Mức thanh khoản ngày hôm nay được đánh giá là mức thấp nhất kể từ ngày 17/11/2020. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.539 tỷ đồng, giảm 20% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt 8.274 tỷ đồng, giảm 18%. Nhóm VN30 được sang tay gần 3.434 điểm.

Về phía nhà đầu tư nước ngoài, khối này quay lại bán ròng 82,22 tỷ đồng, trong đó giải ngân 657 tỷ đồng và bán ra 788 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã DGC, VNM, STB, DCM, IDC, CTG, VCB, DXG,…

Tại phía bán ròng khớp lệnh, nhà đầu tư ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, SSI, GAS, KBC, HSG, GEX, VIC, VHC, KDH, SAB